Sponsor

banner image

recent posts

Phòng bệnh viêm xoang tái phát khi giao mùa

Tỷ lệ người lớn và trẻ em mắc bệnh viêm mũi xoang mỗi khi trời trở rét lại tăng cao. Nhiệt độ xuống thấp, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, chất độc là những nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ bệnh viêm mũi xoang vào mùa đông. Ảnh minh họa Ảnh minh họa Những khoang trống của xương sọ được gọi là các xoang. Cấu tạo rỗng của xoang tham gia vào điều hòa không khí và giảm trọng lượng của khối hộp sọ. Mỗi khi thời tiết lạnh, các xoang có nhiệm vụ làm ấm không khí, và ngược lại, làm mát không khí khi trời nóng nhờ hệ thống mao mạch của xoang. Khi niêm mạc lót trong của hốc xoang cạnh mũi bị nhiễm trùng hay dị ứng dẫn đến phù nề, đường kính các lỗ xoang bị thu hẹp lại do viêm, làm mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang. Biểu hiện của viêm xoang: Đau nhức, chảy dịch, điếc mũi, nghẹt mũi là những biểu hiện thường gặp ở viêm xoang. + Đau nhức: tùy vào vùng xoang bị viêm. Nếu là xoang hàm thì nhức vùng má, xoang ở trán thường đau nhức vùng giữa 2 lông mày ( đau vào buổi sáng). Đau nhức giữa 2 mắt là biểu hiện của viêm xoang sàng trước. Nhức vùng gáy, nhức trong sâu thường do viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm. + Chảy dịch: dịch có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Đây là triệu chứng phổ biến của viêm xoang gây khó chịu mệt mỏi cho người bệnh. Bệnh nhân luôn phải khụt khịt mũi, cảm giác vướng víu trong cổ muốn khạc nhổ. Màu sắc của dịch nhày giúp cho việc xác định mức độ bệnh. Bệnh mới khởi phát, dịch sẽ có màu trắng, còn bệnh mạn, mức độ nặng dịch nhày sẽ có màu vàng/ xanh, mùi hôi tanh rất khó chịu. + Nghẹt mũi: bệnh nhân có thể bị nghẹt 1 bên hay 2 bên mũi khi bị viêm xoang. Kèm theo đó là cảm giác khó thở, khó chịu mệt mỏi. + Điếc mũi: viêm xoang nếu không được chữa trị kịp thời, để nặng, phù nề nhiều, thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi. Phòng bệnh viêm xoang tái phát Đây là một bệnh đường hô hấp nên việc phòng bệnh cũng tương tự như phòng mắc các bệnh đường hô hấp khác: + Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, nhất là vùng cổ, ngực, mũi tránh không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. + Vệ sinh răng miêng, hầu họng mỗi ngày. Thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh tại chỗ mỗi ngày bằng biện pháp xịt rửa mũi xoang để tránh tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc họng hàng ngày. Với người viêm xoang mạn tính thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày. + Sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường để giữ ấm cho mũi, tránh sự xâm nhập của khói bụi. + Chế độ ăn uống khoa học: uống nước đầy đủ 2 lít mỗi ngày sẽ giúp làm loãng dịch nhày, tạo rãnh thông thoáng, tống bụi ra ngoài. Bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt… sẽ giúp ngăn chặn các phản ứng viêm đường hô hấp. Bổ sung các vitamin từ rau quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. + Khi nghi ngờ bị viêm xoang, cần đến khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ. Không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Phòng bệnh viêm xoang tái phát khi giao mùa Phòng bệnh viêm xoang tái phát khi giao mùa Reviewed by PatPew on tháng 12 25, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.