Sponsor

banner image

recent posts

Sưng hạch bạch huyết

Sưng hạch bạch huyết


Nguyên nhân phổ biến nhất của sưng hạch bạch huyết là nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, tuy nhiên, có những loại nhiễm trùng khác, bao gồm cả ký sinh trùng và vi khuẩn
Định nghĩa sưng hạch bạch huyết
Sưng hạch bạch huyết kết hợp với các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm là một lý do phổ biến khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em đến gặp bác sĩ.
Hạch bạch huyết, còn được gọi là các tuyến, đóng vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các nguyên nhân khác. Thông thường, các hạch bạch huyết sưng và bị viêm do nhiễm trùng. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể làm các hạch bạch huyết sưng lên.
Điều trị viêm, sưng hạch bạch huyết, còn gọi là viêm hạch bạch huyết phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, muốn khỏi phải cần thời gian, sử dụng thuốc giảm đau và nén ấm. Đối với trường hợp nghiêm trọng, điều trị sưng hạch bạch huyết phải điều trị vào nguyên nhân cơ bản.
Các triệu chứng sưng hạch bạch huyết
Hệ bạch huyết bao gồm mạng lưới các cơ quan, bạch huyết, mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể. Trong số khoảng 600 hạch bạch huyết, đa số nằm ở vùng đầu và cổ. Các hạch bạch huyết thường xuyên sưng nhất là ở hai vùng này, ngoài ra còn hay gặp ở nách và vùng bẹn.
Có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết:
Các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng tăng kích thước đến 0,4 inch (1 cm) trở lên
Sưng và đau các hạch bạch huyết.
Chảy nước mũi, đau họng, sốt và các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Sưng hạch bạch huyết có thể là gợi ý của một nhiễm trùng, chẳng hạn như HIV hoặc bạch cầu đơn nhân, hoặc rối loạn miễn dịch, chẳng hạn như lupus hay viêm khớp dạng thấp.
Da vùng hạch bạch huyết bị sưng có màu đỏ.
Sưng chân, có thể do sự tắc nghẽn hệ thống bạch huyết gây ra bởi hạch bạch huyết bị sưng.
Xuất hiện khối cứng, cố định, phát triển nhanh chóng các nút hạch, có thể là một khối u (hiếm).
Đi khám bác sỹ nếu:
Trong một số trường hợp, các hạch bạch huyết sưng sẽ trở lại bình thường khi các điều kiện cơ bản, như cảm lạnh được giải quyết. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ hoặc các hạch bạch huyết bị sưng có biểu hiện:
Xuất hiện không có lý do rõ ràng.
Tiếp tục mở rộng, hoặc xuất hiện trên hai tuần.
Cảm thấy khó chịu hoặc khó vận động.
Có kèm theo sốt, đổ mồ hôi ban đêm, hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
Kèm theo đau họng hoặc khó nuốt hoặc khó hít thở.
Có sưng, nóng, màu đỏ và đau.
Nguyên nhân sưng hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết thường nhỏ, tròn hoặc cấu trúc hình hạt đậu và được bao phủ bởi mô liên kết. Bạch huyết bao gồm các tế bào lympho - sản xuất các hạt protein bắt các vi sinh vật ngoại lai, chẳng hạn như vi rút và các đại thực bào - phá vỡ, tiêu diệt các vi sinh vật bị bắt. Tế bào lympho và đại thực bào của bạch huyết lọc chất lỏng khi di chuyển qua cơ thể và bảo vệ bằng cách tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể.
Các hạch bạch huyết thường tập trung thành nhóm, và từng nhóm nằm ở một khu vực khác nhau của cơ thể. Các vùng hạch bạch huyết thường sưng nhất là ở cổ, dưới hàm, trong nách và ở bẹn. Các hạch bạch huyết sưng lên có thể giúp định hướng nguyên nhân cơ bản.
Nguyên nhân phổ biến nhất của sưng hạch bạch huyết là nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, có những loại nhiễm trùng khác, bao gồm cả ký sinh trùng và vi khuẩn, và các nguyên nhân khác có thể gây sưng hạch bạch huyết. Chúng bao gồm:
Các nhiễm trùng thường gặp.
Liên cầu họng.
Quai bị.
Bệnh sởi.
Nhiễm trùng tai.
Bị nhiễm trùng, áp xe răng.
Bạch cầu đơn nhân.
Vết thương bị nhiễm trùng.
Các bệnh nhiễm trùng.
Bệnh lao.
Một số bệnh lây qua đường tình dục như giang mai.
Toxoplasmosis - ký sinh trùng nhiễm phải do tiếp xúc với phân của một con mèo bị nhiễm bệnh hoặc ăn thịt chưa nấu chín.
Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ mèo.
Rối loạn hệ thống miễn dịch.
Lupus – một bệnh tự miễn gây viêm mãn tính có thể làm tổn thương các cơ quan đích như khớp, da, thận, các tế bào máu, tim và phổi.
Viêm khớp dạng thấp - bệnh viêm mãn tính các mô, tổ chức ở khớp (synovium).
Virus suy giảm miễn dịch (HIV) - vi rút gây bệnh AIDS.
Ung thư.
Lymphoma - ung thư bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết.
Ung thư bạch cầu - bệnh ung thư của mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết.
Các bệnh ung thư đã lan (di căn) tới các hạch bạch huyết.
Các nguyên nhân khác có thể, nhưng hiếm, bao gồm một số loại thuốc, chẳng hạn như phenytoin (Dilantin), được sử dụng để ngăn chặn cơn động kinh, và chủng ngừa nhất định, chẳng hạn như đối với bệnh sốt rét.
Các biến chứng sưng hạch bạch huyết
Nếu sưng hạch bạch huyết do nhiễm trùng và không được điều trị, các biến chứng có thể xảy ra là:
Hình thành Áp-xe. Áp-xe là hiện tượng viêm hoá mủ gây ra bởi nhiễm trùng. Mủ có chứa dịch lỏng, các tế bào bạch cầu, mô chết và vi khuẩn hay những vi sinh vật ngoại lai khác. Điều trị áp-xe có thể cần trích rạch rút mủ và điều trị kháng sinh. Áp-xe có thể rất nguy hiểm nếu nó liên quan đến cơ quan quan trọng.
Nhiễm trùng máu. Nhiễm vi khuẩn bất cứ nơi nào trong cơ thể đều có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, có thể dẫn đến suy cơ quan và tử vong. Phải được nhập viện và sử dụng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch sớm.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
Bác sĩ có thể hỏi lịch sử y tế, hỏi về sưng hạch bạch huyết bắt đầu khi nào, tiến triển ra sao và đã điều trị những gì, hỏi về các dấu hiệu, triệu chứng và kiểm tra các hạch bạch huyết về kích thước, nhiệt độ, độ rắn chắc, sự di động. Diễn biến của các hạch bạch huyết bị sưng và các dấu hiệu, triệu chứng sẽ giúp hướng đến và xác định nguyên nhân cơ bản.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để giúp chẩn đoán, bao gồm:
Xét nghiệm máu. Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ gây sưng hạch bạch huyết, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để giúp cho chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân hay các bệnh khác. Các xét nghiệm cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, nhưng rất có thể sẽ bao gồm tổng phân tích tế bào máu (CBC), giúp đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân và bệnh bạch cầu.
Chẩn đoán hình ảnh. X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) quét khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp xác định các bất thường, các ổ nhiễm trùng hoặc tìm thấy các khối u.
Sinh thiết hạch bạch huyết. Nếu bác sĩ không thể chẩn đoán, phương pháp này có thể hữu ích. Bác sĩ sẽ lấy một phần của hạch bạch huyết hoặc cả một hạch bạch huyết để kiểm tra trên kính hiển vi.
Phương pháp sinh thiết có thể sử dụng kim hút (FNA), các bác sĩ có thể thực hiện trong văn phòng, hoặc có thể giới thiệu đến một bác sĩ phẫu thuật cho thủ thuật này. Trong FNA, các bác sĩ đưa một kim nhỏ vào các hạch bạch huyết và lấy mẫu  (aspirates) tế bào, sau đó mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
Siêu âm - một thủ tục không xâm lấn dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các mô - có thể được sử dụng để đảm bảo tính chính xác.
Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu sinh thiết excisional. Đây là loại sinh thiết - cũng được gọi là phẫu thuật sinh thiết - loại bỏ một phần hoặc toàn bộ một hạch bạch huyết thông qua một đường rạch để phân tích. Bác sĩ phẫu thuật thực hiện thủ thuật này trong khi sử dụng gây tê tại chỗ hoặc toàn bộ.
Phương pháp điều trị và thuốc
Sưng hạch bạch huyết do virus gây ra đôi khi có thể trở lại bình thường sau khi giải quyết nhiễm virus. Kháng sinh không có tác dụng điều trị nhiễm virus. Điều trị sưng hạch bạch huyết do các nguyên nhân khác phụ thuộc vào nguyên nhân:
Nhiễm trùng. Điều trị phổ biến nhất cho sưng hạch bạch huyết do nhiễm trùng bởi vi khuẩn là sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, có thể hỗ trợ giảm đau, hạ sốt bằng thuốc như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và acetaminophen (Tylenol, những loại khác). Aspirin và ibuprofen cũng có tính chống viêm, có thể giúp giảm viêm. Không cho trẻ uống aspirin khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi vì nó có liên quan tới hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến máu, gan và não của trẻ em và thanh thiếu niên khi hồi phục sau bị nhiễm virus.
Rối loạn miễn dịch. Nếu các tuyến bị sưng là kết quả của HIV, lupus hay viêm khớp dạng thấp, điều trị là hướng vào các bệnh này.
Ung thư. Sưng hạch gây ra bởi ung thư cần điều trị bệnh ung thư. Tùy thuộc vào loại ung thư, điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục
Nếu các tuyến bị sưng đau, có thể khắc phục bằng một số cách làm như sau:
Áp ấm. Áp ấm, ẩm nén, chẳng hạn như một chiếc khăn nhúng trong nước nóng áp vào vùng bị sưng.
Thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau, hạ sốt bao gồm aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và acetaminophen (Tylenol, những loại khác). Aspirin và ibuprofen cũng có tính chống viêm, có thể giúp giảm viêm. Không cho trẻ uống aspirin khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi vì nó có liên quan tới hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến máu, gan và não của trẻ em và thanh thiếu niên khi hồi phục sau bị nhiễm virus.
Hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Cần phần nghỉ ngơi để hỗ trợ phục hồi sức khỏe và hệ miễn dịch.
Sưng hạch bạch huyết Sưng hạch bạch huyết Reviewed by PatPew on tháng 12 12, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.